Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh ra hoa đẹp

0

Cây Vạn Niên Thanh là một loại cây phong thủy; được biết đến với tác dụng tăng tài vận cho gia chủ. Cây Vạn niên thanh sống lâu năm nhưng vẫn luôn xanh tốt; trong điều kiện thời tiết giá lạnh của mùa đông không có hiện tượng héo hay rụng lá nên chúng được coi là loài cây cát tường.

cay-van-nien-thanh-5

Cây cảnh Vạn Niên Thanh thường được trồng trong nhà để làm đẹp không gian; thanh lọc không khí cho không gian trong lành. Chúng mang đến sự thoáng mát và tươi mới cho căn phòng.

Đặc điểm sống cây Vạn Niên Thanh

Vạn niên thanh là cây thân thảo sống lâu năm, rễ mập. Thân cây có nhiều đốt ngắn, trên đốt có nhiều rễ con. Cây Vạn niên thanh có lá mềm xanh quanh năm; màu sắc lá rất bắt mắt với sự đan xen hài hòa dọc theo sống lá là màu trắng nổi bật trên nền màu xanh lá.

cay-van-nien-thanh-2

Cây Vạn niên thanh có rễ chùm nên rất dễ sống. Bộ rễ của cây tỏa ra trong lòng đất hút nước và chất dinh dưỡng; giúp cây dễ dàng phát triển. Thân những cây Vạn niên thanh sống lâu năm cứng; và có vòng xung quanh, mỗi vòng là một bẹ lá đã rụng. Cây vạn niên thanh cũng có hoa màu trắng; nhưng thường ít thấy vì trong điều kiện mát ít khi cây ra hoa.

Xem thêm cây Vạn Niên thanh leo cột đẹp mắt

cay-van-nien-thanh-6

Cách chăm sóc cây Vạn niên thanh tươi tốt

Cây Vạn niên thanh là một loại cây có tính phong thủy tốt nhưng cách chăm sóc lại rất đơn giản.

+ Nước: Cây Vạn niên thanh cần nhiều nước nên trung bình mỗi tuần; bạn tưới cho cây từ 1 đến 2 lần. Lượng nước tùy vào kích thước của chậu; mà ta căn chỉnh tưới nước cho cây. Chú ý không được tưới nhiều hoặc ít quá sẽ không tốt đến độ bền của cây.

cay-van-nien-thanh-7

+ Đất trồng: Đất trồng phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm thay đất một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Bón lót trong chậu một lớp phân.

+ Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-30°C

+ Độ ẩm: Cao, phải luôn giữ độ ẩm cho đất.

+ Dinh dưỡng:  Trung bình 2 tháng mình có thể bón phân NPK cho cây một lần. Chú ý phân NPK không nên bón nhiều vào một lúc, chia thành nhiều đợt để bón cho cây, pha loãng lượng phân và chia thành nhiều lần.

Khi chăm sóc cây Vạn niên thanh bạn nên chú ý đến một vài điểm cơ bản sau đây để giữ độ bền cho cây:

 + Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới lá, để tránh sự tấn công của sâu bọ và tăng khả năng lọc không khí của lá.

 + Cây để ở cạnh cửa sổ thì sau 7-10 ngày thì di chuyển chậu 1 lần, khi chuyển xoay chậu theo vòng 180 độ.

 + Không nên trồng cây Vạn niên thanh trong phòng kín, đặc biệt là phòng ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, không nên để mủ cây dính vào trẻ nhỏ.

Cách trồng cây Vạn niên thanh ra hoa đẹp

Vạn niên thanh thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Thời gian tốt nhất để thực hiện giâm cành là vào mùa xuân. Giâm cành kết hợp làm mới cây, thường cắt thân ở chỗ cách mặt bồn 10 cm. Gốc cây già được làm mới tuy trơ trụi nhưng không lâu sau sẽ nảy chồi lá mới. Nhánh được giâm nên chọn những nhánh to, cắt ½ lá để giảm thoát hơi nước, nhiệt độ giâm nhánh khoảng từ 20 độ C đến 25 độ C. Chú ý để mắt mầm của đoạn thân hướng lên trên. Nên nhúng vết cắt vào tro bếp rồi hong một thời gian rồi tiến hành giâm. Bầu đất khi giâm cây không quá ẩm để phòng vết cắt bị thối rữa.

cay-van-nien-thanh-8

Ngoài việc giâm cành thì bạn có thể tách cây từ những bụi lớn thành các cây con và trồng thành cây mới. Hoặc bạn cũng có thể dùng hạt để ươm cây nhưng phương pháp này ít được sử dụng bởi tỷ lệ nảy mẩm không cao và mất rất nhiều thời gian mới cho cây mới.

Để tìm hiểu về cách chăm sóc cây cũng như mua cây Vạn niên thanh làm cây cảnh văn phòng hay trang trí cây cảnh nội thất, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số 0915.885.558 để được tư vấn miễn phí. Hoặc bạn cũng có thể qua trực tiếp cửa hàng của chúng tôi tại địa chỉ Shop Cây cảnh Hà Nội hay cây cảnh Anh Thư ở Hưng Yên.

Share.

Comments are closed.