Cây lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Chúng có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi; nên có sức sống rất bền bỉ ngay cả trong điều kiện khô nóng khắc nghiệt.
Đặc điểm sinh thái cây Lưỡi hổ
Cây Lưỡi hổ phát triển như loài cây lâu năm, không có thân. Cây khá mọng nước dày từ 1,3-2,5 cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trời. Các phiến lá đơn giản, phẳng, dài từ 30 đến 160 cm; và rộng từ 2,5 đến 8 cm. Lá lưỡi hổ thon nhỏ ở hai đầu; có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn tru, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng ngà.
Để nâng cao chất lượng không khí trong nhà; người ta đã bắt đầu nghiên cứu về cây cảnh trồng trong nhà. Cây Lưỡi hổ là một trong những loài cây cảnh nội thất đầu tiên được biết đến; với tác dụng cải thiện không khí. Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh văn phòng; được ưu chuộng trên toàn thế giới bởi công dụng này.
Cách chăm sóc cây Lưỡi hổ tươi tốt
Cây Lưỡi hổ khá dễ trồng cũng như dễ chăm sóc. Một chậu cây cảnh Lưỡi hổ đẹp sẽ mang lại cho ban công; hay vườn cây nhà bạn những điểm mới lạ cũng như tạo được không gian thư giãn; giảm stress sau ngày làm việc mệt nhọc.
- Nước tưới: Vốn có xuất xứ từ vùng đất khô nóng nên cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn rất tốt, nên chỉ tưới cây khi cảm thấy đất bị khô. Vào mùa hè chỉ cần tưới một lần trong tuần còn mùa đông thì một tháng một lần tùy vào từng điều kiện thời tiết.
- Đất trồng: Loại đất trồng lưỡi hổ thích hợp nhất là đất có tính kiềm, khô cằn, đất cát pha. Nếu trồng cây trong nhà thì nên trộn đất phù sa với xơ dừa, mùn cưa, xỉ than và phân hữu cơ để tạo cho cây môi trường phát triển tốt nhất. Nhưng phải nhớ đảm bảo cho đất luôn được khô ráo, thoáng nước.
- Ánh sáng: Dù chịu được ánh nắng gay gắt nhưng bạn cũng không nên để cây lưỡi hổ ở ngoài trời liên tục mà nên để chúng ở khu vực râm mát vừa phải.
- Nhiệt độ: Cây phát triển mạnh nhất trong nhiệt độ ấm áp từ 22-30 độ C. Nếu để cây phải chịu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây có thể chậm phát triển và thậm chí là chết dần.
- Chú ý khác: Bạn nên chú ý lau lá hàng tuần cho cây bằng khăn ẩm để có thể tăng cường khả năng trao đổi chất cũng như khả năng thanh lọc không khí của lá.
Tìm hiểu trồng cây Lưỡi hổ đúng cách
Từ một bụi cây bạn có thể tách lấy những đoạn thân hoặc rễ có mầm hoặc giâm bằng lá. Thời gian tốt nhất bạn có thể chọn để giâm vào là mùa xuân đến mùa hè. Bạn chọn một chọn một chậu cảnh thấp, rộng cho vào đó hỗn hợp đất, chọn lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc, các bạn cắt thành khúc dài 5cm và để tự liền sẹo, sau đó chôn các khúc lá khoảng ½ vào chậu, trong thời gian này các bạn nên tưới ít nước và đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ cao.
Cây lưỡi hổ còn có thể trồng trong nước, cùng tìm hiểu thêm cây lưỡi hổ trồng nước, thủy canh
Xem thêm cây Lưỡi hổ hợp tuổi nào
Loại cây này khá dễ trồng cũng như chăm sóc, vì thế việc chăm sóc cây lưỡi hổ sẽ không tốn nhiều thời gian của bạn. Chúng tôi xin cung cấp tới bạn những thông tin trên, nếu có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0915.885.558 hoặc địa chỉ nhà vườn Hưng Yên cây cảnh Anh Thư để được chọn và tư vấn chăm sóc cây miễn phí. Nếu bạn ở tại Hà Nội có thể ghé qua Shop Cây cảnh Hà Nội số 616 Hoàng Hoa Thám- Tây Hồ – Hà Nội.